Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XIV Mùa Thường Niên (Mt 10,24-33) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 9,14-17

Noel Quesson - Chú Giải

 

Bài đọc I: St 49,29-33. 50,15-24.

Giacob trối lại cho các con rằng: "Cha sắp về sum họp cùng dân Cha”

Kiểu nói xưa về cái chết thật đáng phục, nếu Đức tin chúng ta mạnh mẽ hơn, chúng ta để đối diện với cái chết một cách bình thản, như lúc tìm gặp lại người thân đã ra đi trước chúng ta.

Tôi cầu nguyện, khi từ ý tưởng này, khi khơi dậy kỷ niệm sống động về những người thân yêu đã khuất…

Hãy chọn xác cha gần mồ cha ông.

Việc chôn cất trong cùng một nghĩa địa là biểu trưng ý nhị về sự hiệp nhất trong gia đình. Nhưng đây là một biểu tượng phải biết vượt qua và đừng hiểu theo ý vật chất. Bên kia những xác thân xếp cạnh nhau, Đức tin cho biết các linh hồn, các tâm hồn phải hợp nhất trong tình yêu vĩnh viễn, trong Thiên Chúa là tình yêu.

Trong hang đá ngoài cánh đồng của Ephron người Hêthê ngang thung lũng Mambrê trong đất Canaan mà Abnham đã mua của Ephron người Hêthê để làm nghĩa trang.

Người ta nhớ vào điểm nào Abraham đã muốn sở hữu khoản đất nhỏ bé này (St 23). Đối với những người du mục; những người lưu đày bên Ai Cập này, trong hiện tại, đây là gia tài duy nhất gia đình có được trong miền đất Chúa hứa: một cánh đồng gần Mambrê, để chôn cất người chết của họ.

Ngày nay cũng thế Thiên Chúa ban cho chúng ta vài ơn phúc làm cọc bảo đảm cho điều ngày kia Người muốn ban cho chúng ta dư đầy: Cả chúng ta nữa, chúng ta đang tiến về một “đất hứa”.

Khi Giacob đã qua đời, anh em của Giuse lo sợ và nói với nhau rằng: “Có khi Giuse còn nhớ sự sỉ nhục đã phải chịu mà trả đũa lại điều ác mà chúng ta đã làm chăng?”

Họ có ý tưởng là Giuse “chỉ vì cha" mà tha thứ cho họ thôi.

Giuse sắp làm họ hiểu một sự thật cốt yếu cho sự sống động và sống còn của bộ lạc họ không tùy thuộc trước hết vào sự tuân phục thủ lãnh của bộ tộc, tổ phụ, nhưng trước hết và nhất là khả năng hiểu biết nhau giữa anh em, cho đến chỗ tha thứ cho nhau.

“Nước nào chia rẽ, ắt phải tan tành" (Mt 12,25).

Khi người ta nghĩ đến bao nhiêu gia đình tan vỡ, khi người ta khuất bóng, người ta có thể nhìn thấy ở đó một đời mới sống tình huynh đệ, biết vượt lý do gây tranh chấp, dầu có giá trị hay không.

Nghe vậy Giuse bật khóc lên.

Một lần nữa, chúng ta sắp chứng thực tâm hồn cao cả của ông và ta hãy nghe lý do khiến ông tha thứ.

Anh em đừng sợ, nào chúng ta có thể chống lại thánh ý Chúa sao? Các anh đã lo nghĩ sự dữ cho tôi nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành để tôi được vinh hiển như anh em thấy hôm nay, và để cứu sống nhiều dân tộc.

Sự tha thứ của Giuse không dựa trên lý lẽ loài người hay xã hội, nó bắt nguồn nơi Thiên Chúa trong Thiên Chúa, diễn ra một loại đổi thay. Sự dữ mà con người muốn làm hại biến thành sự lành. Cuộc suy tư chủ chốt cần tiếp tục để quen với cái nhìn tích cực về lịch sử?

“Đừng để cho sự dữ chế ngự bạn, nhưng hãy lấy sự lành mà thắng sự dữ"- (Rm 14,21). Thiên Chúa hành động như thế. thánh giá trở thành nguồn sống. Chính tội lỗi có thể biến thành tình yêu " (Lc 8,46).

Tôi có tin vào sự hiện diện năng động của Chúa trong mọi hoàn cảnh, cả khi rõ ràng là tiêu cực nhất: Chúa cứu!

Bài đọc II: Is 6, 1 -8

Sau Amos và Hosée, hôm nay chúng ta đề cập đến Isaia. Hai ông kia làm ngôn sứ trong Vương quốc miền Bắc ở Samari. Ong này tuyên sấm tại vương quốc- miền Nam, chính ngày ở Giêrusalem. Isaia chứng kiến. Samari sập đổ vì đã bị soi mòn bởi các việc thờ cúng ngẫu tượng và bất công Isaia cũng bị ám ảnh bởi những lời hăm dọa mà ông thấy sẽ trút xuống trên dân tộc ông.

Hôm nay, ta đọc trình thuật ơn gọi của ông.

Năm vua Ozias băng hà (vào năm 740), tôi thấy Đức Giavê ngự trên ngai thật cao... Tà áo Người bao phủ đền thờ... Các chốt cửa rung rinh... Đền thờ nghi ngút khói.

Isaia là một chàng thanh niên quý phái vùng thủ đô, chắc chắn chàng được bước vào sinh hoạt chính trị một cách sáng giá. Chàng trạc chừng 20 hay 30 tuổi. Chàng đang cầu nguyện trong đền thờ. Chàng “gặp thấy Thiên Chúa" trong một cuộc xuất thần, cuộc gặp gỡ này đánh dấu trót đời chàng.

Từ nay chàng sẽ là ngôn sứ của Thiên Chúa thánh thiện cao sang.

Lúc bấy giờ, việc gì đã xảy đến cụ thể cho chàng, không ai biết được, nhưng chàng đã giữ lại trong cảnh ấy những hình ảnh: Một vị quân vương ngự trên ngai tòa cao sang… những tiếng hoan hô dị thường làm rung chuyển các cửa… khói hương nghi ngút tỏa lan trên quang cảnh một đám mây nhiệm mầu… một cuộc đối thoại thừa sai, một tiếng gọi gọn ghẽ... Việc như thế đã xảy ra cho nhiều người khác trước chàng, theo cách thức khác nhau. Abraham, Môsê Samuel. Việc này xảy ra luôn. Thiên Chúa xâm chiếm một cuộc đời. “Cuộc gặp gỡ” Thiên Chúa hằng sống: Phaolô thành Assisi trong hiệu buôn của cha mình, Cha sở họ Ars trong lúc cắt tỉa nho, Charles de Foucault trong tòa cáo giải của cha Huvelin.

Còn tôi? Tôi có kinh nghiệm về Thiên Chúa không? Đối với tôi Người là ai?

Các thần Sêraphim đứng chầu trên Người. Mỗi vị có sáu cánh. Người hồ kẻ đáp rằng: "Thánh Chí Thánh, ngàn trùng Chí Thánh! Đức Giavê là Thiên Chúa của vũ hoàn. Khắp mặt đất đầy vinh quang Người”.

Phải chăng tôi bị hoa mắt vì ánh sáng của Chúa?

Tôi đã bị điếc tai vì lời tung hô của các thần Xêraphim? Kinh “Thánh, Thánh” của mỗi Thánh lễ có trở nên một tiếng xầm xì nhàm tai không?

Trong khi phải diễn tả sự cao sang thần linh, sự gần gũi mãnh liệt của Thiên Chúa. Mặt đất, mặt đất của chúng ta đầy dẫy vinh quang Người.

A, chúng ta thấy rất ít và không reo lên lớn tiếng sự vinh quang này, vinh quang lan tràn trong tạo vật, bao trùm vũ trụ, đang bộc phát trong loài người.

Bây giờ tôi thốt lên: "Khốn cho tôi, tôi chết mất vì môi miệng tôi nhơ bẩn".

Một trong các vị Xêraphim bay đến với tôi, tay cầm cục than đỏ ngài đã lấy từ bàn thờ. Với than hồng sứ thần đụng vào môi tôi: “Tội người đã tẩy sạch”. Tôi nghe tiếng Đức Giavê phán "Ta sẽ sai ai, ai sẽ là sứ giả chúng ta?" Và tôi đã thưa: “Tôi đây, tôi sẽ là sứ giả của Người: Xin sai tôi".

Phải hồi nhớ lại quang cảnh vật cuộc đối thoại này.

Tưởng tượng ra từng chi tiết

Thiên Chúa làm _ ta sớ, Người làm tôi sợ hãi: Tất cả tiếng Chúa gọi, đều làm ta sợ.

Phải làm gì? Dám làm cách nào? Thiên Chúa phải can thiệp vào mỗi người để đốt nóng môi miệng của kẻ nào sẽ làm phát ngôn viên cho Ngươi. Lạy Chúa, xin đốt nóng môi miệng con, lời linh mục cầu nguyện trước khi đọc bài Tin Mừng và diễn giảng.

BÀI TIN MỪNG: Mt 10,24-33

Trò không hơn Thầy. Tớ không hơn Chủ.Trò được như Thầy tớ được như Chủ đã là khá lắm rồi.

Đức Giêsu đưa ra một so sánh. Người gợi lên kiểu tương quan giữa "trò” là “Thầy" Bình thường, môn đệ lệ thuộc thầy mình. Họ nhận giáo huấn của một người nào đó lớn hơn họ, biết nhiều hơn họ.

Lạy. Chúa, con muốn nghe Chúa, học hỏi nơi Chúa, lắng nghe Lời Chúa Con biết rằng, con sẽ không khi nào hết học hỏi nơi Chúa... Cầu nguyện? nghiên cứu Tin Mừng. Đọc sách thiêng liêng. Chia sẻ huynh đệ.

Vì thế, lạy Chúa Giêsu ở đây. Chúa đề nghị chúng con trở nên giống Chúa. Hôm nay, Chúa nói với chúng con được như Chúa đã là khá lắm rồi ": Sống thân tình nhất với Đức Giêsu, đó là trở nên giống Người, bắt chước Người, chấp nhận tư trang, cách nhìn và yêu mến của Người. Lạy Chúa, mọi nỗ lực của đời sống chúng con là nhận biết Chúa?

Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.

Đức Giêsu đã bị người ta tố cáo là tên quỷ ám. Thì ta, cũng không nên ngạc nhiên khi phải lãnh chịu những lăng nhục, những công kích ác độc và gian dối. Khi bị phê bình và tố cáo, chúng ta có dịp giống Đức Kitô.

Ở đây Đức Giêsu tự giới thiệu như “chủ nhà": nhà của Đức Giêsu, chính là Giáo hội, là cộng đoàn các tín hữu do Người quy tụ. Và chúng ta là “người nhà của Người".

Lạy Chúa Giêsu, thật là hữu ích, nếu còn thoáng nghĩ được rằng, ngôi nhà mà con đang cư ngụ, cộng đoàn mà con là dành phần... chính là Nhà của Chúa. Xin Chúa cư ngụ với chúng con. Xin Chúa thực sự là "Chủ nhà”, Đấng hướng dẫn và quyết định, Đấng mà chúng con sung sướng được gặp gỡ đến xin chỉ dạy và hoàn toàn tin thác.

Anh em đừng sợ... Đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn... Anh em đừng sợ... Anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

Ba lần, Đức Giêsu lặp lại cho ta "đừng sợ”. Theo Đức Giêsu, Thiên Chúa luôn hiện diện trong mọi biến cố nhỏ bé nhất của đời ta; Không một con chim nào rơi khỏi tổ mà Chúa lại không hay biết. Không một ngọn cỏ lớn lên, quả đang chín, một vật bé nhỏ đau đớn... mà Chúa lại thông tường. Thiên Chúa biết tất cả. Người quan tâm đến mọi tạo vật. Người càng đặc biệt lưu ý đến loài người, những người con rất yêu quý của Người.

Ngay đến sợi tóc trên đầu anh em. Người cũng đếm cả rồi... Anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ! Vậy anh em đừng có sợ.

Đối với Chúa Cha, tôi có được lòng tin tưởng phi thường như Đức Giêsu đề nghị không?

Điều Thầy nói với anh em "lúc đêm hôm", trong bí mật", cách rỉ tai. Hãy làm cho người Ta biết, hãy công bố giữa ban ngày ban mặt.

Những hình ảnh trên cho thấy? Chúa muốn thân tình tâm sự. Người không ưa lớn tiếng, không thích áp đặt. Người nói nhỏ nhẹ, rỉ- rả. Ta nên chăm chú lắng nghe người: Đó như một bí mật được trao gửi.

Lạy Chúa, xin giúp tôi biết lắng nghe. Tiếng Chúa dịu dàng và kín nhiệm. Và xin giúp con biết nói lại, biết công bố Lời Chúa cho mọi người.

Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Thầy.

Đức Giêsu nhận vai trò trung gian, Người luôn bênh vực ta.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê-su trấn an và khích lệ các tông đồ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Trò không hơn Thầy, tớ không hơn Chủ…”:

 cách trên đây cho thấy lý do gây ra bách hại, là sự đồng nhất giữa Chúa Giê-su và các Tông Đồ. Chính khi chịu bách hại, người Tông Đồ nên giống Chúa Giê-su hơn. Điều này an ủi, khích lệ và tăng thêm sức mạnh cho các Tông Đồ khi phải đương đầu với những khó khăn và bách hại trên đường truyền giáo.

2. “Anh em đừng sợ người ta…”:

 Hai câu này hàm ý về sứ vụ thừa sai của Hội Thánh trên toàn thế giới, từ sau ngày Chúa Giê-su phục sinh vinh hiển, sai các Tông Đồ đến với muôn dân (Mt 28,18-22).

Vì thế lý do khiến các Tông Đồ mạnh dạng và tin tưởng rao giảng Tin-Mừng là: những chân lý của Chúa mà các Tông Đồ đã nhận lãnh cách công khai khi Chúa giảng dạy chung cho dân chúng, cũng như cách riêng tư khi dạy dỗ riêng các Tông Đồ, mà còn bị che khuất, nghĩa là chưa hiểu rõ, thì sau này, thời của Hội Thánh sẽ được loan báo công khai vì có Chúa Thánh Thần nhắc lại và dạy bảo. Điều này đang được thực hiện trong vai trò Tông đồ và truyền giáo của Hội Thánh trên khắp toàn cầu. Mỗi người chúng ta trong vai trò Tông Đồ, cũng đang rao giảng chân lý của Chúa.

- Chúng ta rao giảng cách công khai bằng đời sống chứng nhân giữa môi trường đang sống.

- Chúng ta rao giảng bằng những việc Tông Đồ: dạy giáo lý, viếng thăm hoặc bằng những việc công tác xã hội, bác ái.

- Chúng ta rao giảng bằng cách đề cao qua gương sáng của đời sống về công bằng, bác ái và tình yêu thương …

3. “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được Linh Hồn”:

Tuy phải đương đầu với những bách hại, nhưng người Tông Đồ vẫn có thể can tâm và vững dạ, vì:

- Dù loài người có làm hại đến thân xác và mạng sống đi nữa, thì phần rỗi Linh Hồn vẫn an toàn vì họ đang thuộc về Thiên-Chúa.

- Vì trong mọi lúc đã có Thiên-Chúa là Cha trên Trời, hằng quan tâm và quan phòng mọi sự. Vì thế, thái độ của người Tông Đồ trong khi thi hành sứ vụ là bất khuất trước những đe dọa của người đời và hoàn toàn tin tưởng vào sự quan phòng và khôn ngoan và yêu thương của Thiên-Chúa như người Cha: đấng đáng sợ vì nắm quyền sống chết trong tay, lại chính là người Cha nhân ái đối với người Tông Đồ.

4. “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ …”:

Lý do khiến các Tông Đồ an tâm khi gặp bách hại, đó là vì chính Chúa Giê-su, Thầy của các Tông Đồ, lại là vị Thẩm Phán sau này trong giờ chết của mỗi người: Người sẽ có thái độ ưu đãi đối với các Tông Đồ chân chính của Người, nghĩa là Người sẽ bênh vực trước mặt Chúa Cha cho những người đã can đảm làm chứng về Người trước mặt thiên hạ.

Khi làm việc Tông Đồ bằng đời sống chứng tích hoặc bằng chính việc rao giảng Tin-Mừng, chúng ta có thể bị thiệt thòi, thua lỗ và mất mát về những việc ở đời này như sức khỏe, vật chất danh dự và ngay cả mạng sống mình … nhưng tin tưởng vào lời Chúa hứa trong giờ phán xét: “Thầy sẽ tuyên bố nhận người đó trước mặt Cha của Thầy, Đấng ngự trên Trời”, chúng ta can đảm nhiệt tình, hăng say và vui tươi dấn thân làm Tông Đồ cho Chúa và mưu ích phần rỗi cho nhiều người.

5. Nhìn vào các gương anh hùng tử đạo, những Thánh nhân trong lịch sử Hội Thánh trần thế, chúng ta cảm phục, ngưỡng mộ và noi theo./.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.